Bệnh giang mai: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh giang mai là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm. Lây nhiễm chính qua con đường tình dục không an toàn. Đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng bệnh nhân. Nếu chủ quan không điều trị kịp thời, bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị giang mai như thế nào?

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Vi khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi quan hệ tình dục không có biện pháp phòng tránh, qua vết xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai.

Nguyên nhân bệnh giang mai ở nam và ở nữ

Bệnh giang mai ở nam và nữ giới do 2 nguyên nhân chính gây ra: Nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp. Cùng tìm hiểu kỹ các nguyên nhân đó trong nội dung bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân trực tiếp

Tác nhân chính gây giang mai là xoắn khuẩn Treponema pallidum do Schaudinn và Hauffman tìm ra năm 1905.

Soi trên kính hiển vi, xoắn khuẩn có hình lò xo, có 6 – 14 vòng xoắn, nằm sát nhau, di chuyển qua lại theo 3 chiều:

  • Di chuyển dọc theo hình xoắn ốc
  • Di chuyển ngang như lò xo
  • Di động lượn sóng

Đây là xoắn khuẩn yếu, có thể chết nhanh khi ra khỏi cơ thể. Môi trường nhiệt độ cao và khô ráo (42°C) cũng làm xoắn khuẩn chết sau 30 phút. Loại vi khuẩn này rất khó nuôi cấy trong môi trường nhân tạo, có thể chịu tác động của nhiều loại kháng sinh.

2. Nguyên nhân gián tiếp: Bệnh giang mai lây qua đường nào?

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Theo thống kê, 95% trường hợp nhiễm giang mai là do quan hệ tình dục không an toàn. Vi khuẩn xâm nhập thông qua tiếp xúc khi quan hệ bằng âm đạo, miệng và hậu môn.
  • Lây qua truyền máu: Xoắn khuẩn Treponema pallidum có ở trong máu của bệnh nhân. Tuy nhiên, nguy cơ lây truyền qua đường máu không cao, vì sau khi để máu trong ngăn đông, vi khuẩn sẽ chết sau 3 – 4h.
  • Lây từ mẹ sang con: Mẹ bị giang mai có nguy cơ lây bệnh cho con từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Vi khuẩn lây lan thông qua nhau thai hoặc sinh thường.
  • Lây qua tiếp xúc ngoài da: Vết xước ngoài da chính là “cửa ngõ” cho tác nhân có hại từ bên ngoài xâm nhập và gây bệnh.

Lưu ý: Xoắn khuẩn giang mai không lây qua tiếp xúc gián tiếp như: tay nắm cửa, quần áo, bồn vệ sinh,... như nhiều người lầm tưởng.

Dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới và nữ giới

Dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới và nữ giới nhìn chung xuất hiện không rõ ràng. Có thể tự biến mất sau một thời gian, nên người bệnh dễ mang tâm lý chủ quan, xem nhẹ. 

Triệu chứng giang mai là xuất hiện các tổn thương ngoài da, dưới nhiều hình thức khác nhau. Diễn ra trong 3 thời kỳ:

1. Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn đầu

Giang mai giai đoạn đầu có thời gian ủ bệnh khoảng 21 ngày kể từ khi tiếp xúc với xoắn khuẩn. Triệu chứng đặc trưng:

  • Săng chính là các vết loét cứng, hình tròn, kích thước 0,3 – 3cm, không ngứa, không đau. Nặn vết loét sẽ tiết ra chất dịch chứa nhiều xoắn khuẩn.
  • Săng xuất hiện ở những nơi tiếp xúc đầu tiên với xoắn khuẩn giang mai, thường là bộ phận sinh dục: môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung, quy đầu, dương vật hoặc trực tràng.
  • Sau 3 – 5 ngày xuất hiện vết loét, người bệnh có thêm hạch ở vùng lân cận. Vết loét chỉ xuất hiện 3 – 6 tuần rồi biến mất mà không để lại bất kỳ dấu vết gì. Hạch có xu hướng sưng to trong thời gian dài rồi biến mất.

2. Biểu hiện bệnh giang mai ở nam và nữ giai đoạn 2

Giang mai giai đoạn 2 bắt đầu khoảng 45 ngày sau giai đoạn 1. Lúc này, xoắn khuẩn có mặt ở khắp cơ thể, máu, da và niêm mạc,... Cụ thể:

  • Trên da nổi phát ban màu đối xứng hồng nhạt, không ngứa, trông như vết dát tròn, ấn vào thì biến mất. Tập trung chủ yếu ở hai bên mạng sườn, ngực, bụng, hai tay,...
  • Phát ban to lên, mưng mủ, sùi như súp lơ, quả dâu,... 
  • Sẩn giang mai màu đỏ hồng, có dạng vảy nến, trứng cá,... tập trung thành các mảng hay sẩn mảng, khi cọ xát sẽ chảy nước.
  • Sẩn xuất hiện toàn thân, chủ yếu hai tay, chân và lưng, tập trung chủ yếu ở người nghiện rượu
  • Tổn thương khác như nốt phỏng nước hoặc trông giống mụn cóc, xuất hiện tại khu vực ẩm ướt của cơ thể như âm hộ, bìu,...
  • Người bệnh xuất hiện dấu hiệu khác như cúm, cơ thể mệt mỏi, rụng tóc, đau họng, sưng hạch, nhức đầu, đau cơ,... 
  • Trường hợp hiếm gặp có thể kèm theo viêm gan, thận, viêm dây thần kinh thị giác, viêm giác mạc, viêm khớp,...

Khuyến cáo: Không điều trị, biểu hiện giang mai giai đoạn 2 có thể mất đi sau 2 – 6 tuần. Rất hay tái nhiễm sau vài tháng, có thể kéo dài tận 2 năm.

3. Bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn

Sau giai đoạn 2, người bệnh bước vào giai đoạn tiềm ẩn. Giai đoạn này, không có bất cứ triệu chứng nào.

Vì không có triệu chứng bên ngoài, nên giang mai giai đoạn tiềm ẩn không dễ lây lan như giai đoạn 1 và 2. Người bệnh thường chủ quan, nghĩ rằng bệnh đã khỏi nên không thăm khám và điều trị.

4. Triệu chứng giang mai giai đoạn 3

Còn gọi là giang mai giai đoạn cuối. Xảy ra từ 10 – 30 năm sau khi nhiễm bệnh. Lúc này, xoắn khuẩn Treponema pallidum xâm nhập vào khắp cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể, gây tổn thương não, dây thần kinh, tim, mạch máu, gan, xương, khớp,...

Triệu chứng trầm trọng:

  • Mất trí nhớ, dáng đi bất thường, tê tứ chi
  • Đau đầu hoặc co giật, mất tập trung
  • Mù lòa, viêm động mạch chủ, phình động mạch chủ, bại liệt toàn thân
  • Rối loạn tâm thần, vỡ mạch, thậm chí tử vong

Trước đây, có khoảng 25% người nhiễm xoắn khuẩn giang mai chuyển sang giai đoạn cuối. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của y học hiện đại, rất ít người hiện nay chuyển sang giai đoạn này.

>>Tin liên quan:

Biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai

Bệnh giang mai để lại biến chứng nguy hiểm nào? Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, có thể để lại tổn thương cho bộ phận trong cơ thể. Bao gồm hệ thần kinh trung ương, hệ xương khớp, hệ vận động, gan, thận, tim mạch,...

  • Củ giang mai: Có thể xuất hiện bất cứ đâu trên khắp bộ phận cơ thể như da, xương, gan, mắt,... Khi nó biến mất sẽ tạo loét vĩnh viễn, gây tổn thương không thể hồi phục
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh qua đường tình dục: Người bị giang mai rất dễ mắc thêm các bệnh lây truyền khác như lậu, HIV/AIDS
  • Vấn đề thần kinh: Giang mai thần kinh có thể làm tổn thương hệ thống thần kinh trung ương, gây viêm màng não, điếc, mù lòa, trí tuệ sa sút, nam giới liệt dương, tiểu không tự chủ,... 
  • Vấn đề tim mạch: Bệnh nhân có thể bị viêm động mạch chủ, phình mạch, vỡ mạch, hỏng van tim, thậm chí tử vong
  • Vấn đề thị giác: Suy giảm thính giác, thậm chí dẫn đến mù lòa
  • Biến chứng ở phụ nữ mang thai: Sảy thai, thai chết lưu, chết trước hoặc sau khi sinh. Nhiễm trùng nhẹ, đứa trẻ ra đời bị ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ

Bệnh giang mai có chữa được không?

Bệnh giang mai có chữa được không? Điều trị giang mai chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt xoắn khuẩn Treponema pallidum. Ngoài ra, có thể áp dụng phương pháp đông – tây y kết hợp vật lý trị liệu (sóng hồng ngoại, viba)

1. Điều trị giang mai bằng thuốc kháng sinh

Hiện nay, có nhiều loại kháng sinh tiêu diệt được xoắn khuẩn giang mai. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Dùng đúng thuốc, đủ liều, theo đúng thời gian quy định.

  • Đối với giang mai giai đoạn đầu, chỉ cần một liều thuốc tiêm tĩnh mạch là đủ
  • Với giang mai giai đoạn cuối, cần tiêm kháng sinh liều cao vào tĩnh mạch tối thiểu 10 ngày
  • Phụ nữ mang thai bị giang mai cần điều trị loại kháng sinh thay thế để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.

2. Điều trị bằng đông – tây y kết hợp vật lý trị liệu (sóng hồng ngoại, viba)

Nguyên lý hoạt động: Với liệu pháp vật lý trị liệu, dẫn thuốc tây y chuyên khoa xâm nhập vào tổ chức xoắn khuẩn giang mai. Phá hủy nguồn cung cấp dinh dưỡng cho xoắn khuẩn, khống chế, tiêu diệt xoắn khuẩn.

Đồng thời, thuốc đông y giúp cơ thể tăng sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch. Giúp hệ cơ quan bị tổn thương nhanh chóng hồi phục và lành lại. Hạn chế tác dụng phụ của thuốc đông y.

Ưu điểm: Hiệu quả cao, an toàn, không biến chứng, chặn đứng nguy cơ tái phát.

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết bệnh giang mai là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào cho hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được bác sĩ tư vấn miễn phí.

Các tìm kiếm liên quan đến bệnh giang mai

nguyên nhân bệnh giang mai

cách chữa bệnh giang mai

bệnh giang mai có ngứa không

biểu hiện bệnh giang mai ở nam

bệnh giang mai có chữa được không

hình ảnh dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới

bệnh giang mai lây qua đường nào

bệnh giang mai có lây qua nước bọt không