Bệnh lậu lây qua đường nào? 6 con đường lây chính
Bệnh lậu lây qua đường nào? Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ năm 2015, có đến 80% nữ giới nhiễm lậu không rõ nguyên nhân. Vậy lậu lây nhiễm qua những con đường nào? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm cho mình câu trả lời chính xác nhất.
Bệnh lậu lây qua những đường nào?
Bệnh lậu lây qua đường nào? Thực tế, bệnh nhân mắc bệnh lậu đều khó phân biệt được triệu chứng. Vì bệnh tiến triển âm thầm nên tất cả mọi người phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Giúp phòng ngừa và đối phó với căn bệnh này. Dưới đây là 6 con đường lây lan chính của bệnh lậu.
1. Bệnh lậu có lây qua đường miệng không?
Bệnh lậu lây qua đường miệng có đúng không? Rất nhiều cặp đôi đã thực hiện Oral sex. Đây là một xu hướng quan hệ bằng miệng khá phổ biến. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, bệnh lậu có thể lây qua con đường này.
Ngoài ra, nếu tiếp xúc thân mật với người bệnh trong quá trình quan hệ bằng miệng như: đá lưỡi, hôn môi,... khả năng cao bạn sẽ mắc bệnh. Vì lậu cần thời gian ủ bệnh dài, nên bệnh nhân phải hết sức thận trọng.
2. Bệnh lậu lây qua đường gì – Tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh
Thực tế, rất nhiều bệnh nhân nhiễm lậu không rõ nguyên nhân do đâu. Người mắc phải tình trạng này theo kiểu lây truyền phơi nhiễm.
Ở một số địa điểm như nhà vệ sinh công cộng, vòi nước,... bệnh nhân lậu vô tình mang theo vi khuẩn, khiến chúng bám vào vị trí đó. Mầm bệnh này tiếp tục lây nhiễm cho người tiếp theo nếu vô tình chạm tay vào.
3. Bệnh lậu lây qua con đường nào – Đường tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn, không chung thủy một vợ, một chồng,...là con đường dễ lây nhiễm lậu.
Trong quá trình quan hệ tình dục, vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae sẽ theo đường tinh dịch nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể của người bệnh. Bệnh nhân có hệ miễn dịch kém sẽ dễ mắc bệnh.
Triệu chứng: Đau rát âm đạo, ngứa rát cổ họng, nôn ói, viêm vùng chậu,...

4. Bệnh lậu lây qua đường nào – Từ mẹ sang con
Nếu mẹ bầu mang thai nhưng mắc bệnh lậu, nguy cơ lây lan các loại vi khuẩn cho con cái. Vi khuẩn lậu nhanh chóng xâm nhập vào nước ối, khiến bệnh nhân có nguy cơ đẻ non.
Bên cạnh đó, vi khuẩn còn tấn công vào đường máu, gây nhiễm khuẩn bào thai, khiến trẻ bị dị tật bẩm sinh. Đặc biệt, nếu mẹ sinh con qua đường âm đạo, trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn lậu. Vi khuẩn sẽ bám vào da, niêm mạc của trẻ dẫn đến bệnh viêm mắt sơ sinh.
5. Bệnh lậu lây qua đường máu
Sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc truyền máu và nhận máu của người mắc bệnh lậu,... nguy cơ bị lậu rất cao.
Tốt nhất, không tự ý sử dụng chung bơm kim tiêm. Không được nhận máu của người khác nếu chưa xác định an toàn.
6. Bệnh lậu có lây qua đường quần áo không?
Sử dụng quần áo của người bệnh, nhất là đồ lót khiến bệnh nhân đứng trước nguy cơ lây nhiễm bệnh cao.
Sử dụng chung đồ với người khác, vi khuẩn lậu tồn tại trong quần áo sẽ nhanh chóng thông qua vết thương hở, bám vào da hoặc tiếp xúc với âm đạo và gây bệnh.
Bệnh lậu bao lâu thì khỏi?
Qua nội dung trên, bệnh nhân đã biết bệnh lậu lây qua đường nào. Vây, bệnh lậu bao lâu thì khỏi hoàn toàn? Thời gian điều trị lậu phụ thuộc hoàn toàn vào thời gian bệnh được chẩn đoán và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.
Nếu nhận thấy triệu chứng bệnh lậu, hãy đến ngay bệnh viện thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, vi khuẩn lậu có thể vẫn còn trong thời gian ủ bệnh. Vì thế, kết quả xét nghiệm có thể âm tính.
Tốt nhất là bạn nên thực hiện xét nghiệm lại sau 10 ngày đến 2 tuần để đảm bảo kết quả chính xác.
Nếu dấu hiệu bệnh không quá nghiêm trọng, người bệnh thực hiện điều trị đúng thời điểm và đúng cách. Chỉ sau khoảng 2 – 3 ngày, người bệnh sẽ nhận thấy sự cải thiện, giảm đau.

Tuy nhiên, đối với trường hợp đau tinh hoàn ở nam và đau vùng chậu ở nữ, có thể cần thời gian điều trị dài hơn.
Sau 7 ngày kể từ khi áp dụng biện pháp điều trị, người bệnh nên quan sát sự thay đổi của cơ thể. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh quay trở lại, hãy thông báo cho bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Trong quá trình điều trị, tuyệt đối không quan hệ tình dục, bởi vì người bệnh vẫn có thể mang vi khuẩn lậu và truyền bệnh cho bạn tình.
Sau 2 tuần kể từ lúc quá trình điều trị kết thúc, người bệnh nên đến bệnh viện để được thực hiện xét nghiệm sàng lọc vi khuẩn lậu. Điều này đảm bảo vi khuẩn lậu đã được loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể. Lúc này bệnh nhân có thể thực hiện quan hệ tình dục bình thường.
Phương pháp điều trị bệnh lậu hiệu quả nhất
Bệnh lậu lây qua đường nào và phương pháp điều trị nào hiệu quả là vấn đề được bệnh nhân quan tâm. Việc điều trị lậu cần được tiến hành nhanh chóng, cẩn thận.
Hiện tại, không có biện pháp khắc phục hoặc điều trị lậu tại nhà hoặc bằng thuốc không kê đơn. Những cố gắn điều trị bệnh mà không nhận được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm.
Để điều trị bệnh lậu, bác sĩ thường kết hợp 2 loại thuốc kháng sinh bao gồm:
- Ceftriaxone và hoặc Azithromycin (Zithromax, Zmax)
- Ceftriaxon và Doxycycline (Monodox, Vibramycin)
Trong đó, Ceftriaxone là thuốc dạng tiêm và được chỉ định một liều duy nhất, thường là 250 mg. Các loại thuốc còn lại được sử dụng thông qua đường uống.
Trong trường hợp người bệnh dị ứng với Ceftriaxone, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp sử dụng Azithromycin và Gemifloxacin (Factive) hoặc tiêm một liều Gentamicin để điều trị.
Với trường hợp bệnh nhẹ, một liều Azithromycin hoặc Doxycycline có thể đủ để điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng nặng hơn, người bệnh có thể cần sử dụng kháng sinh trong 1 tuần, dưới sự giám sát và chỉ định của bác sĩ.
Trong một số trường hợp, sau quá trình điều trị kết thúc, vi khuẩn lậu vẫn có thể tồn tại trong cơ thể. Điều này xảy ra khi bạn nhiễm chủng vi khuẩn lậu kháng kháng sinh.
Vi khuẩn này có thể tồn tại một cách khỏe mạnh và trực tiếp phát triển một vài năm trong cơ thể bệnh nhân. Vì thế, nếu nhận thấy triệu chứng vẫn còn tồn tại, hãy thông báo cho bác sĩ để điều trị. Bác sĩ có thể kê một toa thuốc kháng sinh mạnh hơn và kéo dài trong khoảng thời gian nhất định.

Lưu ý: Khi điều trị bệnh lậu, tuyệt đối người bệnh không chia sẻ thuốc của bạn cho bất cứ ai, kể cả bạn tình của bạn. Đưa họ đến bệnh viện để được kiểm tra, nhận sự chỉ định điều trị thích hợp nhất.
Bên cạnh đó, kháng sinh là thuốc rất dễ xảy ra phản ứng dị ứng. Hãy thông báo cho bác sĩ biết ngay khi cơ thể phản ứng hoặc khi bạn nhận thấy tác dụng phụ sau sử dụng thuốc.
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết bệnh lậu lây qua đường nào và cách điều trị lậu hiệu quả. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.
Các tìm kiếm liên quan đến bệnh lậu lây qua đường nào
bệnh lậu nam
cách chữa bệnh lậu
bệnh lậu có chữa được không
bệnh lậu là gì
cách chữa bệnh lậu tại nhà
bệnh lậu có chữa khỏi hẳn được không
bệnh lậu lâu năm
bệnh lậu wiki